Tin tức

Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự

Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ cao cả của mỗi người công dân, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người thiếu hiểu biết về lĩnh vực này. Dưới đây là những điều mà công dân tham gia nghĩa vụ quân sự cần phải biết.

Những điều cần biết về nghĩa vụ quân sự

1. Độ tuổi gọi nhập ngũ

– Được quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự: Tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; Công dân đủ 18 tuổi sẽ được gọi nhập ngũ. Độ tuổi nhập ngũ sẽ được tính đến hết 27 tuổi đối với những công dân đang trong quá trình đào tạo cao đẳng và đại học.

– Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự: Thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng 24 tháng (Quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự).

>> Xem thêm: Chuyên gia hướng dẫn cách chơi cờ tướng giỏi

2. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mọi công dân

Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 có quy định: Tất cả công dân Việt Nam đều ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tất cả mọi công dân mang quốc tính Việt nam, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo,trình độ học vấn, tín ngưỡng, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

(Tham khảo thêm tại  https://luatduonggia.vn/tu-van-phap-luat-nghia-vu-quan-su-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai/)

3. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015: Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hàng năm.

4. Những trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự (Theo Điều 14, 41 của Luật Nghĩa vụ quân sự)

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

–  Người mắc bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật, người đang mang trong mình bệnh tâm thần hoặc các bệnh mãn tính.

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

– Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu nhưng mà không phải là quân nhân,

-Các thanh niên xung phong được điều động đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; Cán bộ, viên chức, công chức làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

– Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

5. Bị phạt 5 năm tù nếu trốn nghĩa vụ quân sự

Điều 332 Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định: Trường hợp công dân không chấp hành lệnh gọi tập trung huấn luyện; lệnh gọi nhập ngũ, không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính hoặc sẽ bị kết án.

Mức phạt cao nhất của tội trốn nghĩa vụ quân sự là 05 năm tù trong trường hợp: Phạm tội trong thời chiến; Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Lôi kéo người khác phạm tội.

Sẽ bị phạt 5 năm tù nếu trốn nghĩa vụ quân sự

6. Bị phạt 1,2 triệu đồng nếu không có mặt theo giấy gọi kiểm tra nghĩa vụ quân sự

Được quy định tại ghị định 120/2003/NĐ-CP 

– Trường hợp xuất hiện hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1,2 triệu đồng (khoản 1 Điều 6).

– Hành vi không có mặt đúng thời gian, địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng với (Điều 5).

– Hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ sẽ bị phạt tiền từ 1,5 – 2,5 triệu đồng với (Điều 7).

– Phạt tiền từ 02 – 04 triệu đồng với hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự (khoản 2 Điều 6).

>> Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia hướng dẫn luyện tập cách thở khi bơi chuẩn nhất

Related posts

Hướng dẫn sử dụng năng lượng mặt trời

Trần Lan Hương

Cách lựa chọn Cajon thật phong cách cho riêng bạn

Trần Lan Hương

Đôi nét thông tin về các cầu thủ trẻ Việt Nam hiện nay

Trần Lan Hương

Leave a Comment